Trong thưởng thức rượu vang, người ta sử dụng rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Từ “Body” là một thuật ngữ cũng không mấy xa lạ đối với những người yêu vang, nó được hiểu là phần thân rượu hay cấu trúc rượu. Cụm từ miêu tả độ đậm đà, độ nặng và tổng thể hương vị của rượu, nó là sự kết hợp của các yếu tố gồm giống nho, độ cồn,độ ngọt, quá trình trưởng thành trong thùng và khí hậu,…
1. Cấu trúc rượu (Body) là gì? cách phân loại cấu trúc:
Body: là độ đậm đà của vang khi tiếp xúc trong vòm họng. Vang có xu hướng chia thành 3 loại body: light-bodied (vang không quá đậm), medium-bodied (vang có độ đậm vừa phải), và full-bodied (vang đậm đà).
Các loại rượu vang full-bodied có hương vị phong phú, phức tạp và đọng lại khá lâu trong miệng. Trong khi những chai vang light-bodied mang lại hương vị căng mọng của trái cây. Các loại rượu có nồng độ trung bình thường là các chai vang medium-bodied. Trên thực tế, ta còn có thể hiểu được body của một chai rượu vang qua đánh giá về màu sắc.
Rượu vang màu đậm có xu hướng nặng hơn, trong khi rượu vang có tông màu nhẹ hơn lại có nước rượu mỏng hơn nhiều. Nguyên tắc chung để xác định body rượu chuẩn nằm ở nồng độ cồn của rượu. Thông thường, tỷ lệ phần trăm cồn càng cao, cơ thể của rượu vang càng đầy đặn.
Những loại Rượu vang đỏ có cấu trúc body nhẹ (Light bodied):
– Những giống nho đỏ có cấu trúc body nhẹ như: Pinot Noir, Gamay, Cinsault, Frappato,…
Theo các nguyên tắc chung, rượu vang đỏ có cấu trúc body nhẹ sẽ có nồng độ cồn trung bình, lượng tannin thấp hơn và màu sắc nhạt hơn. Chúng thường có vị rất mềm mịn do lượng tannin thấp (chẳng hạn như chúng ta sẽ cảm nhận ít vị chát và hàm lượng đường tồn dư ít hơn).
Ngoài ra, nếu giống nho được trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ hơn thì rượu vang đỏ có cấu trúc nhẹ đôi khi có vị hơi “sắc bén” hoặc “cay nồng do nồng độ axit cao hơn.
Những loại Rượu vang đỏ có cấu trúc body vừa (medium – bodied):
– Những giống nho đỏ có cấu trúc trung bình như: Sangiovese, Garnacha, Carménère, Cabernet Franc,…
Sự khác biệt giữa rượu vang có cấu trúc body trung bình (medium bodied) và rượu vang có cấu trúc body đầy đủ (full bodied) có liên quan rất nhiều đến nồng độ cồn và mức độ axit. Chúng ta có xu hướng cảm nhận các loại rượu vang có lượng axit cao thành loại rượu có cấu trúc body nhẹ hơn. Vì vậy những giống nho có lượng axit tự nhiên cao thường phù hợp với loại rượu có cấu trúc body trung bình.
Ngoài ra, nhiều loại rượu vang được cho vào danh mục này vì phương pháp sản xuất. Ví dụ, một chai Merlot với độ cồn thấp (dưới 14%) và thời gian trưởng thành trong gỗ sồi ngắn sẽ là loại rượu vang có cấu trúc body trung bình.
Những loại Rượu vang đỏ cấu trúc body đầy đủ – full bodied:
– Những giống nho đỏ có cấu trúc body đậm đà như: Malbec, Syrah, Cabernet Sauvignon, Petite Sirah,…
Được ví như một loại rượu cocktail nhiều màu sắc! Rượu vang đỏ có cấu trúc body đầy đủ (full bodied) có hương vị đậm đà đến mức chúng vô cùng nổi bật. Đó là nhờ sự kết hợp hoàn hảo của tất cả các yêu tố như hàm lượng tannin cao, độ cồn cao hơn và nồng độ axit thấp hơn dẫn đến hương vị đậm hơn.
Ngoài ra, rượu vang trưởng thành lâu năm trong thùng gỗ sồi không chỉ giàu thêm hương vị của vani, tuyết tùng và các gia vị làm bánh trong rượu, mà hương vị còn trở nên mềm mịn và dai hơn.
2. Các yếu tố tạo nên cấu trúc (body) rượu vang:
Độ đậm đà của rượu vang liên quan đến nhiều yếu tố. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể căn cứ vào một số dấu hiệu trên chai rượu vang dưới đây để xác định độ đậm đà của một chai rượu vang:
– Nồng độ rượu: Các loại rượu có nồng độ trên 14% thường là rượu vang đậm đà (full-bodied).
– Giống nho: Một số giống nho nhất định sẽ tạo ra các loại rượu mạnh mẽ và đậm đà hơn.
– Ngâm ủ: Giống như rượu Bourbon, rượu vang ủ trong thùng gỗ sồi thường có hương vị nồng nàn hơn. Các nhà sản xuất rượu thường ghi chú trạng thái ủ thùng trên mặt sau của nhãn chai rượu.
– Khí hậu: Theo nguyên tắc chung, nho được trồng ở vùng khí hậu ấm thường có xu hướng tạo ra rượu vang đậm đà. Đặc tính của nho bị ảnh hưởng trực tiếp bởi khí hậu vùng, ví dụ như: nho Chardonnay phát triển ở khí hậu mát mẻ, sẽ cho ra đời những chai vang mỏng nhẹ và khô như vang Chablis. Trong khi vẫn là giống đó, được trồng ở California đầy nắng ấm, sẽ lý tưởng để sản xuất vang full-body hơn.
– Lượng đường dư: Đường nho chưa lên men còn sót lại trong rượu vang sẽ làm tăng độ đậm đà thay vì làm tăng độ ngọt cho rượu. Tuy nhiên, chỉ số đường dư này lại hiếm khi được hiển thị trên nhãn chai rượu.
3. Quy tắc xác định độ đậm đà của rượu vang trắng:
Các quy tắc xác định độ đậm đà của rượu vang trắng thông qua giống nho cũng áp dụng hoàn toàn tương tự rượu vang đỏ. Một ví dụ cụ thể để minh chứng điều này chính là nho Chardonnay, lý do mà Chardonnay được coi là một loại rượu vang trắng cấu trúc đầy đủ full bodied chính là nhờ vào quá trình lão hóa trưởng thành trong thùng gỗ sồi.
Nhìn chung, việc phân loại thân rượu bằng mắt thường không dễ dàng. Để có thể tách biệt chúng, người thưởng thức phải hiểu phần nào về cấu trúc của chai rượu. Hy vọng qua bài viết này chúng ta có thêm được một cẩm nang cho mình, để có thể lựa chọn những dòng rượu phù hợp nhất.